VinFast VF7 xuất hiện trên đường phố Việt Nam
Nói thêm về hành trình sáng tác của mình, Nguyễn Bá Hùng thổ lộ, anh từng sống trong hoàn cảnh rất khó khăn - suốt những năm tháng tuổi thơ phải đi vay gạo của hàng xóm để ăn, bố mẹ anh cũng vay mượn tiền bạc để các con có chiếc áo trắng quần xanh vào mỗi đầu năm học… "Tình thương yêu của bố mẹ, sự giúp đỡ của những người thân và láng giềng làm tôi có cảm nhận và nhận thức rõ ràng về tình người khi tôi mới đi học… Vì vậy mà sau này lớn lên, tôi luôn nghĩ đến mọi người và vì mọi người. Tôi cũng tự thấy rằng tâm hồn mình thật đẹp khi luôn nghĩ và sống như thế, đó là điều tôi tự hào".Engfa Waraha quyến rũ cùng kiểu tóc ướt vuốt ngược trên trang bìa tạp chí
Ngày hai đứa chung nhà là sáng tác của Vương Anh Tú, mang giai điệu tươi vui cùng thông điệp tích cực. Trong MV, nam nhạc sĩ hóa thân thành chú rể điển trai, còn Myra Trần gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào khi vào vai cô dâu xinh đẹp. Trên mạng xã hội, nhiều khán giả còn tích cực “đẩy thuyền” vì độ đẹp đôi của hai nghệ sĩ. Được biết đây là ca khúc hiếm hoi của Vương Anh Tú có màu sắc tươi vui. Chia sẻ về điều này, nam nhạc sĩ cho hay: “Tôi đang ở cái ngưỡng tuổi có thể nhận thức, hiểu hết quy trình của hạnh phúc là như thế nào, khởi đầu rồi đơm hoa kết trái và đám cưới. Nên đây là thời điểm đúng lúc để tôi có đủ cảm xúc viết ra được ca khúc này. Còn bản thân thì vẫn vậy, vẫn một mình nhưng luôn giữ trạng thái yêu đời. Đây cũng có thể là tiền đề để sau này tôi sẽ cho ra mắt nhiều ca khúc vui hơn nữa”.Chia sẻ về ca khúc, Myra Trần tâm sự: “Đây cũng là lần đầu tiên mình khóc trong phòng thu. Không biết tại sao lúc đó Myra lại nhạy cảm đến thế nhưng có lẽ một phần là do nghĩ tới ngày nào đó mình được hạnh phúc như vậy”. Giọng ca 9X tâm sự thêm trong chặng hành trình của mình, cô trải qua vui buồn, thất vọng nhưng vẫn tin vào tình yêu. Cô quan niệm rằng bản thân hay những người phụ nữ khác đều xứng đáng có được hạnh phúc. Làm việc cùng đàn em, Vương Anh Tú nhận xét Myra Trần đáng yêu, tràn đầy năng lượng. Vì từng hát cùng nhau trên sân khấu nên khi quay MV, họ không ngại khi thể hiện hình ảnh cặp đôi hạnh phúc trong ngày trọng đại. “Hai anh em rất mong muốn truyền tải cảm xúc vui tươi, hạnh phúc nhất có thể đến mọi người. Hy vọng khi xem ai cũng cảm thấy thoải mái, yêu thích ca khúc này cũng như hai anh em”, Vương Anh Tú nói thêm.Ngày hai đứa chung nhà là MV đơn giản và ít tốn kém nhất từ trước đến nay của Vương Anh Tú và Myra Trần. Đây cũng là MV ý nghĩa với nam nhạc sĩ vì “buồn thì nhiều thứ cần lột tả còn khi vui thì mình muốn mang đến điều gần gũi, mộc mạc nhất". "Ở xung quanh ta có rất nhiều điều mang đến niềm vui cho mình và cực kỳ ý nghĩa mà mình đánh rơi ở đâu đó, cực kỳ đơn giản mà khi mình chậm lại quan sát thì sẽ thấy. Tôi muốn mang đến điều đó cho khán giả”, anh chia sẻ.Trong khi đó, Myra Trần cũng hé lộ “đám cưới trong mơ”: “Đó sẽ là một hôn lễ được tổ chức ở biển, không quá hoành tráng nhưng sẽ làm theo đúng sở thích, có đầy đủ những người đã đồng hành cùng mình từ trước đến nay và cả người bạn đời của mình, chắc chắn đều muốn có sự yêu thương và chúc phúc từ mọi người. Không gian đủ đẹp, đủ trang nghiêm và ấm áp để khi bước vào khung cảnh đám cưới mọi người sẽ có thật nhiều cảm xúc với hạnh phúc của cặp đôi”.
'Ông lớn' Hàn Quốc đầu tư năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Đây là trận đấu giao hữu truyền thống được BTC vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên tổ chức hàng năm với mục đích giao lưu với HLV, BHL, giảng viên của các Trường ĐH tham gia giải đấu. Trận đấu còn là khoảng thời gian gắn kết giữa BTC và các đội bóng tham gia. Đồng thời, trận đấu giao hữu cũng làm "nóng" cho trận play-off giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Quy Nhơn chiều nay.Chiều nay 18.1, lúc 15 giờ, trận đấu tranh chiếc vé duy nhất của bảng C tham dự vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO giữa 2 đội bóng nói trên sẽ diễn ra tại sân bóng Trường ĐH Nha Trang.Dưới đây là một số hình ảnh của trận đấu giao hữu:Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, Supachok Sarachat đã ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan ở phút 64. Tuy nhiên, pha lập công này gây tranh cãi do thiếu tinh thần fair-play. Trước đó, tuyển Việt Nam đã ném bóng ra biên để hỗ trợ đồng đội bị chấn thương, nhưng khi Thái Lan ném biên lại, thay vì trả bóng, Supachok đã dứt điểm thẳng vào khung thành.Hiện tại, trên trang chủ AFF Cup 2024, bàn thắng của Supachok đang dẫn đầu cuộc bình chọn "Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về" với 53,39% phiếu bầu, vượt qua pha lập công từ giữa sân của Nguyễn Hai Long (40,85%). Đáng chú ý, nhiều cổ động viên Việt Nam đã bỏ phiếu cho Supachok như một hình thức mỉa mai hành động thiếu fair-play của anh.Ngày 6.1, Supachok đã lên tiếng giải thích trên trang cá nhân rằng anh không nhận thức được việc cần trả bóng và không chắc chắn về tình trạng chấn thương của cầu thủ Việt Nam. Tuy nhiên, lời giải thích này không làm giảm bớt sự chỉ trích từ người hâm mộ.Sự việc này đã làm dấy lên nhiều tranh luận về tinh thần thể thao và fair-play trong bóng đá Đông Nam Á. Dù bàn thắng của Supachok được đánh giá cao về kỹ thuật, nhưng cách thức ghi bàn đã khiến nhiều người hâm mộ thất vọng và đặt câu hỏi về đạo đức thi đấu.Bàn thắng của Supachok được ghi ở phút 64, từ tình huống ném biên sau khi thủ môn Đình Triệu của Việt Nam chủ động phá bóng ra vì một cầu thủ đội nhà bị chấn thương trước đó. Thay vì trả bóng như hầu hết các cầu thủ vẫn làm, Supachok nhận bóng từ đồng đội rồi tung cú sút xa vào lưới tuyển Việt Nam nâng tỷ số lên 2-1, trong sự ngỡ ngàng của toàn bộ khán giả theo dõi trận đấu. Bàn thắng này ngay lập tức nhận chỉ trích dữ dội và được nhận xét là "phi thể thao". Trên tài khoản Instagram, tiền vệ Supachok Sarachat chính thức lên tiếng về bàn thắng của anh. Anh khẳng định bản thân chưa bao giờ thiếu tinh thần thể thao. Supachok cho hay, lúc đó, tỷ số là 1-1 và Thái Lan cần tấn công nhằm san bằng khoảng cách qua hai lượt trận. Ngay trước tình huống Đình Triệu ném bóng ra biên, Supachok bị phạm lỗi ở giữa sân và bức xúc khi trọng tài không thổi phạt cầu thủ Việt Nam. Tiền vệ Thái Lan viết: "Sau khi bóng ra ngoài, tôi đến phàn nàn với trọng tài về việc bị phạm lỗi, đề nghị ông ấy tham khảo VAR. Khi ấy, chúng tôi cần gây áp lực mạnh lên Việt Nam. Tôi đã không tập trung và không quan tâm việc bóng đã ra ngoài thế nào do mải nói chuyện với trọng tài trong trạng thái tức giận". Sau khi bóng được đưa trở lại, với bản năng cùng âm thanh huyên náo ở sân, anh quyết định dứt điểm trong tích tắc vì nghĩ rằng Thái Lan đang tấn công. Supachok cho biết khi thấy cầu thủ Việt Nam lao đến phản đối anh cũng bối rối vì không biết mình sai ở điểm nào. "Tôi đã cố gắng giải thích cho họ rằng tôi không biết chuyện gì xảy ra trước đó vì đang nổi giận với quyết định của trọng tài", Supachok viết.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Chàng trai khiến mọi người ngỡ ngàng vì có thể uống 5 chai nước trong 10 giây
Theo Hankook Ilbo hôm 31.1, ShamAIn là sản phẩm cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh bằng AI của đội ngũ nghiên cứu dẫn đầu là giáo sư Nam Taek-jin công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST).Bề ngoài, ShamAIn được bố trí trong một cái am nhỏ, đủ sức chứa một người, bên trong có bàn thờ bài trí đầy đủ mọi thứ thường thấy ở nơi một pháp sư (shaman) hành nghề.Khi một người muốn xem bói nhập thông tin vào máy tính bảng đặt trên bàn thờ và ngồi xuống đệm, giọng nói nhẹ nhàng thuộc về một phụ nữ trung niên vang lên: "Tôi là một sự tồn tại vượt quá tầm hiểu biết của loài người. Những gì tôi biết vượt xa kiến thức của bạn và tôi nhìn thấy tương lai. Hãy hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc gì".Đội ngũ KAIST cho biết đền thờ AI cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh dựa trên các khái niệm truyền thống của Shaman giáo.Người xem bói nhập họ tên, ngày sinh và nghề nghiệp và ShamAIn sẽ đưa ra trả lời cụ thể.Theo đội ngũ nghiên cứu, nhiều người ban đầu tiếp cận ShamAIn vì tò mò, nhưng sau đó phát hiện có thể chia sẻ những nỗi lo lắng riêng tư trong quá trình coi bói.Giáo sư Nam cho hay nhóm của ông tập trung vào mục tiêu đào tạo pháp sư AI siêu thông minh có thể tương tác với con người. "Chúng tôi phát hiện AI có tiềm năng hoạt động không chỉ như một công cụ mà còn là một thực thể có thể tạo ra ảnh hưởng cho khả năng phán đoán và cảm xúc của con người", vị giáo sư cho biết.ShamAIn không phải là pháp sư AI đầu tiên ra mắt ở Hàn Quốc. Nước này xuất hiện không ít các dịch vụ bói toán dựa trên AI và thu hút sự quan tâm đông đảo của giới trẻ xứ sở nhân sâm. Bên cạnh sử dụng thông tin cá nhân, một số dịch vụ còn dựa trên dữ liệu về nhóm máu, nhân tướng học, đặc điểm tính cách của người muốn xem bói để đoán mệnh.